Năm 2020, cả thế giới gồng mình chống chọi với dịch bệnh Covid-19. Cũng vì dịch bệnh mà hầu hết các ngành, lĩnh vực đều bị hạn chế chậm lại tác động tiêu cực đến các hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ lạm phát Việt Nam 2020. Mặc dù tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến cho nền kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng Việt Nam cũng đã đạt được một số điểm sáng nhất định trong năm 2020. Hôm nay chúng tôi sẽ điểm qua một vài nét về lạm phát và những điểm sáng của nền kinh tế Việt Nam trong năm 2020 qua bài viết dưới đây.
Tỷ lệ lạm phát là gì?
Trước khi tìm hiểu về tỷ lệ lạm phát năm 2020, các bạn cần hiểu rõ về khái niệm tỷ lệ lạm phát là gì?
Tỷ lệ lạm phát chính là tốc độ tăng mặt bằng giá của nền kinh tế, thể hiện mức độ lạm phát của nền kinh tế. Tỷ lệ lạm phát có thể được tính trên tháng, quý, nửa năm hoặc năm. Nhờ vào tỷ lệ lạm phát mà người ta có thể tính toán được lãi suất thực và điều chỉnh mức lương sao cho phù hợp với từng thời điểm.
Người ta tính được tỷ lệ lạm phát dựa vào CPI – chỉ số giá tiêu dùng:
Tỷ lệ lạm phát = 100% x | Po – P-1 |
P-1 |
Trong đó:
Po là mức giá cả trung bình của kỳ hiện tại
P-1 là mức giá của kỳ trước
Hoặc GDP – chỉ số giảm phát:
Tỷ lệ lạm phát 2020 so với năm 2019 được tính như sau:
Tỷ lệ lạm phát 2020 = 100 x | Chỉ số giảm phát GDP 2020 – Chỉ số giảm phát GDP 2019 |
Chỉ số giảm phát GDP 2019 |
Thông thường, số liệu tỷ lệ lạm phát hằng năm được công bố trên tạp chí kinh tế hầu hết được tính theo các chỉ số giá tiêu dùng CPI của từng tháng, từng quý trong năm đó.
Tình hình tỷ lệ lạm phát Việt Nam năm 2020 như thế nào?
Tỷ lệ lạm phát Việt Nam năm 2020 được áp dụng theo phương thức tính dựa trên cơ sở chỉ số giá tiêu dùng CPI cho thấy rằng:
Vào thời điểm đầu năm 2020 chỉ số giá tiêu dùng có xu hướng tăng cao ( 6,43% trong tháng 1/2020) so với cùng kỳ năm trước, ảnh hưởng trực tiếp đến công tác điều hành, quản lý giá của năm 2020. Vậy nên, mục tiêu kiểm soát lạm phát <4% của Quốc hội gặp nhiều khó khăn.
Nhờ vào nỗ lực hết mình của chính phủ, quốc hội, ban – ngành địa phương thì chỉ số CPI cũng đã được kiểm soát ngay vào các tháng sau đó và có xu hướng giảm dần.
CPI năm 2020 tăng do một vài nguyên nhân chủ yếu như sau:
Do tình hình dịch bệnh, thiên tai lũ lụt kéo dài khiến cho giá cả của đa số các mặt hàng lương thực thực phẩm tăng cao, giá thuốc – các thiết bị y tế tăng. Lộ trình học phí theo Nghị định 86/2015/NĐ-CP cũng làm cho giá của các dịch vụ giáo dục tăng cao hơn so với năm trước. Bên cạnh đó, cũng có một số mặt hàng thiết yếu như xăng dầu giảm mạnh, các dịch vụ du lịch văn hóa giảm, dịch vụ sử dụng phương tiện di chuyển như máy bay, tàu hỏa giảm mạnh. Trên tình hình đó chính phủ đã có các quyết định hỗ trợ kịp thời đến với người dân như các chính sách cắt giảm giá tiền điện, tích cực triển khai các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh hoành hành, đảm bảo vừa chống dịch vừa phát triển đất nước, phát triển kinh tế.
Tháng 12/2020 tăng 0.07% so với tháng 11/2020 và 0.99 so với cùng kỳ năm 2019. Tỷ lệ lạm phát Việt Nam năm 2020 bình quân tăng 2.31% so với bình quân năm trước.
Năm 2020 là một năm khó khăn đối với nền kinh tế Thế giới nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng vì những diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, khi nhìn vào tỷ lệ lạm phát Việt Nam năm 2020 cũng cho thấy được chính phủ, quốc hội, các ban, ngành đã nỗ lực hết mình, kịp thời đưa ra các chính sách sáng suốt vượt qua khó khăn, chiến thắng dịch bệnh, đưa đất nước đi lên phát triển.